Vì sao du khách Trung Quốc ngày càng rời bỏ điểm đến Mỹ?
Nguyễn Viết Ngọc Anh, cố vấn truyền thông cho một công ty hàng tiêu dùng ở Q.Hà Đông (Hà Nội), đã khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định siết chặt chuyện nhân viên sử dụng AI trong công việc.Ngọc Anh chia sẻ anh không hoàn toàn bài trừ AI. Anh vẫn giới thiệu công cụ này đến nhân viên nhưng chỉ cho phép sử dụng để tìm ý tưởng, tuyệt đối không dùng để viết kịch bản hoàn chỉnh.Theo Ngọc Anh, AI có khả năng viết rất trôi chảy nhưng lại không hiểu rõ bối cảnh thực tế. Kịch bản do AI tạo ra thường bay bổng nhưng thiếu sự phù hợp với nguồn lực sẵn có, bối cảnh quay, đạo cụ, diễn viên và khả năng diễn xuất của nhóm.Bên cạnh đó, Ngọc Anh cho rằng AI không thể "bắt trend" nhanh như con người. Chỉ những nhân viên thường xuyên xem TikTok, trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty, mới có thể sáng tạo nội dung phù hợp với xu hướng.Một lý do quan trọng khác Ngọc Anh đưa ra là AI có thể khiến nhân viên lười tư duy. Khi quá lạm dụng công nghệ, con người dễ trở nên phụ thuộc, mất đi khả năng sáng tạo. "Đây là điều quan trọng nhất đối với người làm nội dung chân chính. Mình không muốn nhân viên của mình đánh mất điều đó", Ngọc Anh chia sẻ.Hiện tại, Ngọc Anh áp dụng quy tắc này vào công ty. AI chỉ được dùng để tìm ý tưởng, khám phá công dụng mới của sản phẩm và hiểu mong muốn của khách hàng. Việc hoàn thiện kịch bản vẫn phải do con người đảm nhiệm."Khi dùng AI, mình thấy câu văn tuy liền mạch nhưng thiếu sự tự nhiên. Lý do lớn hơn là mình không muốn anh em quá lạm dụng, khiến các bạn lười dùng não. Khả năng cao các bạn sẽ bị mai một kiến thức, trình độ, kỹ năng trong tương lai. Bởi kịch bản cần có cái hồn của người viết, sự sáng tạo và nét riêng. Chứ mình không muốn doanh nghiệp thuê một nhân viên làm sáng tạo nội dung về chỉ làm máy đánh chữ", Ngọc Anh khẳng định.Ngọc Anh chia sẻ thêm anh từng phát hiện một nhân viên cố tình lạm dụng AI để viết kịch bản. Chính vì vậy, sau này, anh cấm nhân viên sử dụng AI để hoàn thiện toàn bộ kịch bản. "Dù thế, mình vẫn cho các bạn dùng AI nghĩ ý tưởng, chứ không phải dùng AI làm hộ hết việc. Mình thấy AI chỉ là một công cụ. Nó rất mạnh mẽ nhưng không thể thay thế con người. Khả năng sáng tạo của con người là vô biên. Chúng ta luôn phải rèn luyện sự sáng tạo và đừng bao giờ để mình bị phụ thuộc vào cái máy. Hãy để con người dùng AI chứ không để AI dùng con người", anh nói.Hiện tại, quan điểm này đang gây tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng việc chỉ cho nhân viên sử dụng AI có điều kiện có thể khiến công ty bị tụt hậu trong thời đại công nghệ số.Theo chị Lâm Hà, Giám đốc điều hành Ethos Fund (quỹ đầu tư có trụ sở tại Mỹ, chuyên hỗ trợ các công ty công nghệ tiên phong tại Việt Nam và Mỹ), công nghệ không phải là thứ thay thế mà là công cụ đồng hành. Chị Hà cho rằng AI đang mở ra những biên giới mới cho sáng tạo nội dung. Từ việc tạo ý tưởng, phân tích xu hướng, đến tối ưu hóa quy trình sản xuất, AI giúp doanh nghiệp truyền thông nâng cao năng suất và tiếp cận khán giả hiệu quả hơn."Tuy nhiên, sáng tạo không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp dữ liệu thông minh. Những nội dung thực sự chạm đến cảm xúc người xem luôn cần đến trực giác, trải nghiệm và bản sắc con người. Đây là những điều mà AI vẫn chưa thể mô phỏng một cách hoàn hảo. Một kịch bản có thể do AI tạo ra, nhưng tinh thần, cảm xúc và góc nhìn độc đáo của con người mới là yếu tố làm nên sự khác biệt. Tôi tin rằng doanh nghiệp nào biết cách kết hợp công nghệ với tư duy sáng tạo của con người sẽ không chỉ tối ưu hóa hiệu suất mà còn tạo ra những nội dung có chiều sâu, sức lan tỏa và kết nối thực sự. AI có thể giúp chúng ta đi nhanh hơn, nhưng con người mới là người quyết định hướng đi", chị Hà nói.Còn anh Lê Anh Tú, Giám đốc công ty truyền thông iGem Agency TP.HCM, lại có quan điểm khác. Anh Tú cho rằng thay vì siết nhân viên không được sử dụng AI, các sếp nên khuyến khích họ sử dụng một cách có chọn lọc. "Khi sử dụng AI, chúng ta phải biết cách huấn luyện nó để có được kết quả đúng ý. Việc này không hề đơn giản, không phải chỉ cần hỏi một câu là AI sẽ ra đáp án ngay. Chúng ta cần phải biết cách tương tác với AI, sử dụng phần mềm bản quyền để có cơ hội giao tiếp nhiều hơn, từ đó AI sẽ hiểu mình rõ hơn", anh Tú chia sẻ.Tuy nhiên, anh cũng khẳng định rằng sự thấu hiểu khách hàng và khả năng sáng tạo vẫn luôn là yếu tố thuộc về con người. "AI có thể hỗ trợ mạnh mẽ, nhưng cuối cùng, con người mới là người tạo ra giá trị sáng tạo và hoàn thiện sản phẩm qua từng chỉnh sửa. Tại công ty, chúng tôi sử dụng nhiều phần mềm hỗ trợ như dựng clip, nhạc, cũng như giúp nhân viên nắm vững cách sử dụng AI để ứng dụng vào công việc một cách hiệu quả. Sự sáng tạo của con người kết hợp với khả năng của AI sẽ mang lại hiệu quả tối ưu", anh Tú nói.Tuyển Việt Nam và nỗi lo thể lực ở Asian Cup 2019
Đội tuyển Việt Nam đã ngược dòng đánh bại Thái Lan với tỷ số 3-2 ở trận chung kết lượt về, qua đó trở thành nhà vô địch AFF Cup 2024. Các học trò HLV Kim Sang-sik đã vượt qua vô vàn khó khăn trên sân Rajamangala, từ chấn thương của Xuân Son, pha ghi bàn thiếu fair-play của Supachok Sarachat đến áp lực rất lớn từ CĐV Thái Lan. Khó khăn chồng chất, nhưng tất cả chỉ tô đậm thêm bản lĩnh của đội tuyển Việt Nam với màn ngược dòng kinh điển, qua đó trở thành tân vương Đông Nam Á. HLV Kim Sang-sik chia sẻ sau trận: "Đây mới chỉ là khởi đầu của những gì tôi sẽ chinh phục cùng Việt Nam. Sau giải này sẽ là Asian Cup và SEA Games. Đây mới chỉ là khởi đầu thôi, trên hành trình tôi cùng đội tuyển Việt Nam sẽ sải bước qua. Chúng tôi muốn cảm ơn tất cả người hâm mộ đã vượt xa đến đây để chứng kiến chức vô địch của đội tuyển Việt Nam. Tôi đã trả qua nhiều câu chuyện và giờ vô địch cùng đội tuyển Việt Nam.Phóng viên Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: "Ông đã giữ Tuấn Hải trên ghế dự bị trong phần lớn các trận ở AFF Cup 2024, nhưng lại sử dụng anh ở chung kết để rồi Tuấn Hải đã ghi 2 bàn thắng. Đó có phải là bất ngờ thú vị ông dành cho THái Lan". HLV Kim Sang-sik đáp lời: "Khi tôi chuẩn bị cho các trận đấu, tôi luôn nghĩ tới cách phải thắng bằng được. Với Tuấn Hải, dù không ra sân nhiều nhưng cậu ấy luôn tận hiến, tập luyện chuyên nghiệp và nỗ lực trên sân tập. Tôi đã nghĩ cậu ấy có thể làm được điều gì đó ở trận chung kết này. May mắn là Tuấn Hải đã tỏa sáng. Cảm ơn cậu ấy vì điều đó, vì đã luôn cố gắng và chuyên nghiệp". Báo Thanh Niên hỏi tiếp: "HLV Ishii nói bàn thắng thiếu fair-play của Thái Lan là một pha lập công đẹp. Ông nghĩ sao?" HLV Kim Sang-sik trả: "Trước tiên, tôi muốn nói về bàn thắng của Thái Lan. Tôi thất vọng về cách hành xử của họ. Đó không phải bàn thắng thực sự đúng nghĩa đâu. Nhưng quan trọng là, chúng tôi đã nỗ lực để có được chiến thắng này". Mọi chiến thắng đều có giá trị của nó. Xin chúc mừng thầy trò HLV Kim Sang-sik!Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
BIDV khởi động giải chạy ‘BIDVRUN - Cho cuộc sống Xanh’ 2023
Với sự đẩy mạnh đầu tư vào các công nghệ mới (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, blockchain…), công nghệ xanh, cùng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 57, ngành công nghiệp công nghệ thông tin (ICT) Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh, hướng tới mục tiêu đạt 4.320 tỉ đồng doanh thu vào năm 2025, đóng góp hơn 12% GDP và nâng tỷ lệ giá trị Việt Nam trong ngành từ 32% lên 50% vào năm 2030.Tại buổi công bố Chương trình Top 10 và Bản đồ Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2025 diễn ra chiều 27.2 tại Hà Nội, đại diện Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đánh giá sự ra đời của bản đồ sẽ giúp định vị doanh nghiệp trong hệ sinh thái công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tăng kết nối với mạng lưới nhà đầu tư, quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo... "Đây cũng là nền tảng chứng thực, xác tín, giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các cơ hội này", ông An Ngọc Thao, Phó tổng thư ký VINASA chia sẻ.Bắt đầu thực hiện từ năm 2025, bản đồ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam áp dụng mô hình đánh giá theo hai trục chính gồm "Tầm nhìn" (thể hiện định hướng phát triển, khả năng đổi mới trong tương lai của doanh nghiệp) và "Khả năng thực thi" (đánh giá mức độ triển khai, áp dụng sản phẩm, dịch vụ vào thực tế). Dựa trên hai trục, doanh nghiệp được phân vào 4 nhóm: Thực lực (năng lực triển khai mạnh, tập trung vào hiệu quả thực tế), Đầu tàu (dẫn dắt thị trường, có tầm nhìn lẫn khả năng), Chuyên biệt (có thế mạnh trong lĩnh vực cụ thể, phát triển chuyên sâu) và Khai phá (đổi mới sáng tạo). Qua các tiêu chí trên, bản đồ sẽ cung cấp dữ liệu toàn cảnh về hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, phân loại theo lĩnh vực, quy mô, năng lực đổi mới và tiềm năng phát triển. Trong tương lai, bản đồ sẽ được hoàn thiện hơn, phản ánh doanh nghiệp thuộc nhiều phân khúc khác nhau, không chỉ giới hạn trong Top 10.Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động tại Việt Nam (tính đến hết năm 2024) đạt 54.500 đơn vị, tăng 16% so với năm trước. Nhóm doanh nghiệp này cũng đóng góp lớn cho lĩnh vực thông tin và truyền thông Việt Nam khi chiếm hơn 91% doanh thu toàn ngành và 11% GDP.Cụ thể, năm 2024 doanh thu ngành thông tin và truyền thông ước đạt 4.243.984 tỉ đồng (khoảng 166,7 tỉ USD), tăng 13,2% so với năm 2023. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số (ICT) đóng góp 3.878.296 tỉ đồng (khoảng 151,86 tỉ USD). Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu phần cứng - điện tử ước đạt 132,3 tỉ USD, tăng 11,6% so với năm 2023, chiếm 32% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của quốc gia.
Trong cuộc họp báo ngày 17.2, Trung tướng Galido cho biết đợt diễn tập nêu trên nằm trong khuôn khổ cuộc tập trận huấn luyện vũ trang phối hợp (Catex) của Philippines, được thiết kế để kiểm tra khả năng ứng phó của quân đội với khủng hoảng do "mối đe dọa bên ngoài" gây ra. Ông Galido không nêu tên cụ thể về mối đe dọa bên ngoài, theo South China Morning Post.Cuộc tập trận sẽ diễn ra từ ngày 3 - 12.3 nhằm thực thi Khái niệm phòng thủ toàn diện quần đảo mới của Philippines. Cuộc tập trận năm nay sẽ có sự tham gia của khoảng 6.000 quân và lần đầu tiên không chỉ diễn ra trên đảo Luzon (miền bắc Philippines) mà còn ở miền trung Visayas và miền nam Mindanao.Trung tướng Galido cho hay các khu vực này được chọn vì việc huy động lực lượng quy mô lớn trên bộ như xe tăng và pháo binh tại những nơi này không làm gián đoạn cộng đồng địa phương. Ông cho biết các hoạt động phối hợp như vậy là phù hợp và cần thiết theo Khái niệm phòng thủ toàn diện quần đảo mới của Philippines.Khi được hỏi liệu Philippines có quyết định đề xuất mua Typhon hay không, ông Galido cho biết trọng tâm hiện tại của quân đội là nghiên cứu hệ thống này "vì chúng tôi có thể mua được một nền tảng tương tự". Ông Galido nhấn mạnh thêm rằng sự hiện diện liên tục của hệ thống Typhon tại Philippines là nhằm mục đích "phòng thủ".Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu Philippines dỡ bỏ Typhon khỏi lãnh thổ. Hệ thống này được Mỹ chuyển giao cho Philippines vào tháng 4.2024 để sử dụng trong các cuộc tập trận chung. Kể từ đó, bệ phóng vẫn ở lại đất nước này. Vào tháng 12.2024, Philippines công bố kế hoạch sở hữu hệ thống Typhon của riêng mình.Đại tá Louie Dema-ala, người đứng đầu bộ phận quan hệ công chúng của quân đội Philippines, trả lời This Week in Asia rằng một trong những vũ khí pháo binh sẽ được thử nghiệm tại Catex sẽ là loại lớn nhất – pháo tự hành 155 mm mua từ nhà thầu quốc phòng Elbit Systems (Israel). Philippines hiện có 12 Hệ thống pháo gắn trên xe tải (ATMOS) cỡ nòng 155 mm, được mua với giá 40,8 triệu USD cách đây 4 năm.Hiện nay, ngày càng có nhiều báo cáo cho rằng Manila đang đa dạng hóa chiến lược mua sắm vũ khí. Một bản tin của Reuters trích dẫn các nguồn tin giấu tên hôm 13.2 cho hay Philippines sẽ đặt mua hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung Akash trị giá 200 triệu USD từ Ấn Độ vào tháng 4 sắp tới. Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Max Montero tại Úc, việc mua hệ thống tên lửa Akash có thể "cung cấp phòng không" để bảo vệ các hệ thống tên lửa BrahMos (do Ấn Độ sản xuất) mới mua của Hải quân Philippines.Ông Galido đã phủ nhận mọi thông tin trên, đồng thời cho biết Philippines vẫn đang trong giai đoạn "xác định các hệ thống hoặc nền tảng cho phép quân đội triển khai lực lượng" trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của đất nước.Trong khi đó, ông Dema-ala thừa nhận rằng quân đội Philippines "quá nhỏ" so với quân đội Trung Quốc. Theo Đại tá Dema-ala, đây là lý do tại sao Philippines đang nỗ lực tăng cường lực lượng dự bị mà ông cho biết hiện có "hàng triệu người". Theo ông Dema-ala, quân đội Philippines cũng dự định mua một hệ thống tên lửa đa tầm, nhưng gặp rào cản về vấn đề tài chính.
Bất động sản Việt Nam vẫn có nhiều tín hiệu đáng mừng
Với vai trò tiên phong, Trường ĐH Kinh tế quốc dân (NEU) đã và đang phát triển bóng đá học đường một cách chuyên nghiệp, bài bản, góp phần phát triển hệ sinh thái bóng đá sinh viên Việt Nam.